Đang thực hiện

Học tiếng nhật về gia đình

Thời gian đăng: 15/10/2015 10:26
Khi đọc truyện tranh, xem các bộ phim Nhật Bản tôi thường thắc mắc tại sao người Nhật lại dùng nhiều cách xưng hô như vậy? Để giải đáp thắc mắc của mình tôi đã tìm hiẻu và biết rằng tùy vào từng trường hợp, đối tượng, địa vị, tuổi tác,… mà có các cách xưng hô khác nhau. 
tieng nhat gia dinh
Học tiếng nhật về gia đình

 
Khi nào thì dùng san, sama, chan, … Bài tiếng Nhật về gia đình sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách xưng hô trong giao tiếp tiếng Nhật.Nhưng để tránh nhầm lẫn và dùng sai đối tượng, hãy nhớ thật  kỹ các cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật nhé .

1. Nhân xưng

Ngôi thứ nhất

わたし:watashi: tôi
わたくし:watakushi: tôi (kính ngữ)
わたしたち:watashitachi: chúng tôi
あたし:atashi: tôi (cách xưng hô của con gái, mang tính nhẹ nhàng)
ぼく:boku: tôi (cách xưng hô của con trai)
おれ:ore: tao (cách xưng hô suồng sã)

Ngôi thứ hai

あなた:anata: bạn
おまえ:omae: Mày (cách xưng hô suồng sã)
きみ:kimi: em (dùng với nghĩa thân mật, thường sử dụng với người yêu)

Ngôi thứ ba

かれ:kare: anh ấy
かのじょう: kanojou: cô ấy
かられ:karera: họ
あのひと: ano hito/ あのかた: ano kata: vị ấy, ngài ấy

Tham Khảo : Kỹ năng học tiếng Nhật trực tuyến siêu hiệu quả
 

2. Hậu tố đứng sau tên

さん:san: là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Cách nói này thường được sử dụng trong những trường hợp bạn không biết phải xưng hô vớ người đối diện như thế nào
Chú ý: Không được sử dụng “san” sau tên mình, việc này được coi là cực kỳ bất lịch sự
Ngoài ra có thể thêm “san” vào một số danh từ. Ví dụ như Fuji san (núi Fuji), Honya san (cửa hàng sách),… nên tránh nhầm lẫn với tên người.
ちゃん:chan: được sử dụng chủ yếu với tên trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè 1 cách thân mật. Chan sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi, tuy nhiên trong trường hợp ông Ojiichan, bà Obaachan cách nói này mang ý nghĩa ông bà khi về già không thể tự chăm sóc bản thân nên quay về trạng thái như trẻ em^^
くん:kun: gọi tên con trai 1 cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi. Trong lớp học ở Nhật, các học sinh nam thường được gọi theo cách này.
さま:sama: sử dụng với ý nghĩa kính trọng (với khách hàng). Tuy nhiên trong một số trường hợp mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính trưởng giả học làm sang. Đặc biệt không được dùng “sama” sau tên mình. Cách nói này cực kỳ bất lịch sự
ちゃま:chama: mang ý nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ đối với kiến thức, tài năng một người nào đó, dù tuổi tác không bằng
せんせい:sensei: dùng với những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó (hay dùng với giáo viên, bác sĩ, giáo sư…)
どの:dono: dùng với những người thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Dùng với ông chủ, cấp trên. Tuy nhiên các nói này hiếm khi sử dụng trong văn phong Nhật Bản
し:shi: từ này có mức độ lịch sự nằm giữa san và sama, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư
せんぱい:senpai: dùng cho đàn anh, người đi trước
こうはい:kouhai: dùng cho đàn em, người đi sau
しゃちょう:shachou: giám đốc
ぶちょう:buchou: trưởng phòng
かちょう:kachou: tổ trưởng
おきゃくさま:okyakusama: khách hàng

Xưng hô trong gia đình Nhật

1. Giao tiếp trong gia đình, khi nói về thành viên gia đình mình

tieng nhat ve gia dinh
Giao tiếp trong gia đình, khi nói về thành viên gia đình mình
 
Trong gia đình: bố mẹ thường gọi tên con cái. Ví dụ như Natsuki, Kano, Yuki hoặc thêm ちゃんchan/ くんkun sau tên Natsuki chan/ Kano kun
Con trai: むすこ musuko
Con gái: むすめ musume
Khi nói về thành viên gia đình mình
Bố: おとうさんotousan/ ちちchichi
Mẹ: おかあさんokaasan/ ははhaha
Bố mẹ: りょうしん ryoushin
Ông: おじいさんojisan/ おじいちゃんojiichan
Bà: おばあさんobaasan/ おばあちゃんobaachan
Cô, dì: おばさんobasan/ おばちゃんobachan
Chú, bác: おじさんojisan/ おじちゃんojichan
Khi dùngちゃんchan mang nghĩa thân mật hơn
Anh: あにani
Chị: あねane
Em gái: いもうとimouto
Em trai: おとうとotouto

2. Khi nói về thành viên trong gia đình người khác

Bố mẹ: りょうしん ryoushin
Con trai: むすこさんmusukosan
Con gái: むすめさんmusumesan
Anh: おにいいさんoniisan
Chị: おねえさんoneesan
Em gái: いもうとさんimoutosan
Em trai: おとうとさんotoutosan

Phần này lớp học tiếng Nhật SOFL sẽ giới thiệu với các bạn học tiếng Nhật về gia đình. Chủ đề hôm nay hoc rất ỹ nghĩa đúng không các bạn.


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Các tin khác