Đang thực hiện

Tiếng nhật về văn phòng

Thời gian đăng: 15/10/2015 14:47
Các bạn làm trong các công ty Nhật, thường xuyên tiếp xúc, hoặc đang có dự định xin vào các công ty, doanh nghiệp Nhật và đang cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp vì vốn từ còn ít. Trước thực trạng nhức nhối này, Nhật Ngữ Sofl xin đưa ra một bài tiếng nhật văn phòng để các bạn cùng tham khảo nhé.
tieng nhat van phong
Học tiếng Nhật về làm thêm

Hãy dùng dạng lịch sự "masu"-form

Ví dụ 1:
SAI: 長くアルバイトをしていたんで,経験があります.
ĐÚNG: 長くアルバイトをしていましたので,~
Cách trên là cách nói với bạn bè, không phải là cách nói chuẩn mực. Với ~ので,~から bạn phải dùng dạng ます trước đó:
忙しかったですので,~
転職したいと思いますから,~
Bởi vì trước chúng là VẾ CÂU, nghĩa là bản thân vế câu này cũng đã phải là dạng chuẩn mực ("masu") rồi.
Chú ý là để chỉ nguyên nhân bằng ため "tame" thì không phải dạng "masu" mà là Vdic (động từ nguyên dạng):
忙しかったため,~
出張しているため,~
Bởi vì đây không phải là một vế câu độc lập mà chỉ là một bộ phận trong vế câu. Tóm lại cứ là VẾ CÂU thì bạn phải kết thúc dạng "masu". Mà một câu thì có thể có nhiều vế câu:
スキルアップをしたいですので,転職しようと思います.
Vế nào cũng phải là dạng chuẩn "masu"-form.

Xem Thêm : Meo hoc tieng Nhat online siêu hiệu quả

Dạng "masu" kể cả trong vế câu "Nếu"

Ví dụ:
メールが届いたら,~ meeru ga todoitara
Ở đây là dạng nếu của "tokoku" (tới, đến), thì nên dùng là:
メールが届きましたら,~ meeru ga todokimashitara
Thay vì あったら attara (nếu có) thì sẽ là ありましたら (arimashitara) thì đúng chuẩn mực xã giao hơn.
Không dùng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ thân mật, suồng sã
Thường giới trẻ chuộng ngôn ngữ "trẻ" và nói tắt nhiều thứ, ví dụ:
やはり yahari thì thành やっぱり yappari hay gọn hơn là やっぱ yappa.
Bạn phải tuyệt đối tránh "yappa" mà phải dùng "yahari" nếu không sẽ bị đánh giá là bất lịch sự. Bạn cũng không nên xài "Naruhodo" vì đây là ngôn ngữ nói chuyện bạn bè, thay vào đó là:
そうですか Thế ạ?
Hoặc: そのとおりですね sono toori desu ne
Không dùng どうもありがとう Doumo arigatou mà bắt buộc phải có ございます gozaimasu.

Dùng từ ngữ lịch sự

 Cần phân biệt từ ngữ lịch sự và cách nói lịch sự với 尊敬語 sonkeigo (TÔN KÍNH NGỮ =  từ ngữ tôn kính) và 謙譲語 kenjougo (KHIÊM NHƯỜNG NGỮ = từ ngữ khiêm nhường) vì bản chất chúng khác nhau và được kết hợp với nhau để thành tiếng Nhật chuẩn mực
Ví dụ nói về "câu chuyện" thì không phải là 話 hanashi mà phải là お話 ohanashi, điện thoại thì thay vì dùng 電話 denwa phải là お電話 odenwa, "liên lạc" là ご連絡 gorenraku thay vì 連絡 renraku, "thông báo" phải là お知らせ o-shirase.
Ví dụ:
"Tôi sẽ liên lạc" => ご連絡をします gorenraku shimasu hay lịch sự hơn là ご連絡をいたします gorenranku wo itashimasu.
"Tôi sẽ gửi" thì nên là お送りします o-okuri shimasu thay vì 送ります okurimasu.
いいですか ii desu ka (Có được không ạ?) thì nên là よろしいですか yoroshii desu ka: "yoroshii" là dạng lịch sự của "ii".
Học ngôn từ lịch sự trong tiếng Nhật

Từ ngữ tôn kính, từ ngữ khiêm nhường

Khi nói về đối phương thì bạn nên dùng từ ngữ tôn kính (sonkeigo), khi nói về bản thân thì dùng từ ngữ khiêm nhường (kenjougo), ví dụ:
Cùng là する (suru = làm) nhưng dạng tôn kính là "nasaru", còn dạng khiêm nhường là "itasu".
"Anh đã liên lạc chưa?" => ご連絡をなさいましたか?go-renraku wo nasaimashitaka
"Tôi đã liên lạc rồi" => ご連絡をいたしました go-renraku wo itashimashita.
Ở đây "go-renraku" là dạng lịch sự của "renraku", dùng trong cả hai trường hợp.
Từ ngữ tôn kính và từ ngữ khiêm nhường là cái bạn phải nhớ, vì RẤT DỄ DÙNG NHẦM. Ví dụ "xem" (見る miru) khi nói về hành động của bản thân (KHIÊM NHƯỜNG) thì là 拝見する haiken suru (BÁI KIẾN), còn nói về hành động của đối phương (TÔN KÍNH) thì là ご覧になる go-ran ni naru (kanji: LÃM). Chú ý là "go-ran ni naru" mới chỉ là từ ngữ tôn kính, chưa phải DẠNG LỊCH SỰ. Dạng lịch sự thì phải là: ご覧になります Go-ran ni narimasu.
Bạn nên phân biệt 3 thứ trên: Dạng lịch sự, Từ ngữ tôn kính, Từ ngữ khiêm nhường. Đây là bộ ba không thể tách rời. Thạo ba thứ này là bạn có thể nói tiếng Nhật chuẩn mực được rồi.


Một phong thái tự tin và vốn tiếng Nhật về văn phòng giỏi chắc chắn sẽ là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn đạt được thành công trong công viêc đấy. Chúc các bạn học tốt!


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Các tin khác