Đang thực hiện

Điều kỳ lạ tại Nhật Bản, không tồn tại ngày nhà giáo?

Thời gian đăng: 16/11/2018 10:38
Trên thế giới người ta lấy ngày 5/10 hàng năm để kỷ niệm cho ngày nhà giáo. Tại Việt Nam cả nước trân trọng trong ngày 20/11 mỗi năm để kỷ niệm và tôn vinh tới những người thầy cô giáo. Một số quốc gia khác cũng có ngày nhà giáo của riêng mình, chỉ duy nhất Nhật Bản không có. Đây có thể coi là một điều kỳ lạ tại Nhật Bản hay không, cùng SOFL tìm hiểu trong bài viết này nhé!
hoc tieng nhat ban
Lý do Nhật Bản không có ngày nhà giáo?

 

Tại sao không có ngày dành cho giáo viên?

Trong tiếng Nhật Bản, “Giáo viên” được gọi bằng “Sensei”. “Sensei” ở đây chính là thầy, là cô, là những người hướng dẫn chúng ta cả trong học tập và trong cuộc sống. Nếu nói theo cách chính xác thì “Sensei” là một cách nói kính trọng tới “những người được sinh ra trước người khác”.

Trong tiếng Nhật Sensei có nét tương đồng với Senpai chính vì vậy mà nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai từ này đặc biệt là với các bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật sơ cấp. Tuy nhiên giữa hai từ này có sự khác biệt rất lớn, Senpai có nghĩa là tiên sinh, nếu như giữa Senpai và những hậu bối có thể trò chuyện thoải mái cùng nhau thì với Sensei, sự kính trọng được thể hiện rất lớn, không được phép cười đùa hay có những câu nói quá thoải mái vượt phép.

Tại Nhật Bản, từ một đất nước nghèo nàn về tài nguyên có thể phát triển thành nước có nền kinh tế giàu mạnh như bây giờ phải kể tới vai trò quan trọng của nền giáo dục. Giáo dục có tốt thì mới cho ra đời những con người ưu tú, đưa đất nước ngày một phát triển. Và người đóng vai trò chính trong nền giáo dục đó chính là thầy cô giáo - người lái đò cần mẫn đưa những chiếc thuyền qua sông. Có vai trò tầm quan trọng đặc biệt như vậy thì tại sao Nhật Bản lại không dành ra một ngày để tôn vinh họ? Câu trả lời đã khiến rất nhiều người phải cảm động: Nhật Bản không có ngày kỷ niệm nhà giáo bởi lẽ ngày nào trong năm cũng là ngày nhà giáo, các giáo viên ở đây luôn được kính trọng, yêu mến trong mọi hoàn cảnh, thời gian hay địa điểm. Còn một lý do nhỏ nữa, đó là người Nhật yêu mến và tôn trọng tất cả mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề giáo.

Người Nhật dành sự tôn trọng đặc biệt cho những người thầy, người cô

Truyền thống tại tất cả các trường học Nhật Bản đó là cúi gập người chào mỗi khi gặp các thầy cô giáo. Đây chỉ là hành động rất nhỏ nhưng nó lại thể hiện sự lễ phép và cực kỳ kính trọng của các em học sinh với thầy cô giáo của mình. 

“Sự tôn trọng” chính là nền tảng cốt lõi trong ngành giáo dục của Nhật Bản.

Chính vì vậy người giáo viên có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cả hệ thống giáo dục của Nhật Bản, nhưng đổi lại họ lại có trách nhiệm nặng nề phải mang trên vai sự kỳ vọng của cả một dân tộc, dành cả cuộc đời cho việc đào tạo giảng dạy ra những thế hệ học sinh giỏi giang, đưa đất nước ngày một phát triển.

Để không phụ sự kỳ vọng của cả xã hội, xứng đáng với sự tôn trọng của cả cộng đồng, những người giáo viên tại Nhật Bản dành tâm huyết cả đời của bản thân để uốn nắn, dạy dỗ cho những đứa trẻ thành người. Nếu một đứa trẻ mắc phải một sai lầm nào đó ngoài trường học, người giáo viên sẽ nhận lỗi chưa giảng dạy tốt về mình chứ không phải lỗi của đứa trẻ đó.

Học lễ nghi trước, kiến thức sau

Không chỉ giúp các em học sinh có kiến thức, kỹ năng các thầy cô giáo tại Nhật Bản luôn chú ý tới việc dạy dỗ, hình thành tính cách và định hướng cho các em trở thành người có ích cho xã hội ngay từ khi mới bắt đầu học đọc, học viết.

Khi chỉ mới học mẫu giáo, những em bé Nhật Bản đã được rèn luyện tính “tự giác” và “trách nhiệm”. Tự biết giữ gìn vệ sinh của bản thân và vệ sinh chung trường lớp. Vào bữa ăn trưa, các em không được phép ăn cho tới khi tất cả các bạn khác đều đã sẵn sàng, đó là tinh thần tập thể, chính tinh thần này đã giúp người Nhật đoàn kết, cùng nhau vượt qua những mất mát trong những trận động đất, sóng thần mỗi năm.
Cho tới tận khi lên lớp 4 các em học sinh không phải trải qua một kỳ thi nào hết. Nhân cách luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, các em sẽ được dạy cách tôn trọng, cách tự lập vào cuộc sống và yêu thương tất cả mọi thứ xung quanh mình.

Từ việc giảng dạy cách cư xử tới những bài học kiến thức là cả một quá trình dài đòi hỏi tâm huyết với nghề và sự hy sinh lớn lao của những người thầy cô giáo. Chính vì vậy bạn không cần phải đợi đến đúng ngày nhà giáo mới thể hiện tình yêu mà hãy thể hiện mọi lúc mọi nơi để những người giáo viên của mình luôn cảm thấy được yêu thương và có thêm động lực để tiếp tục giảng dạy, cần mẫn với công việc đưa đò qua sông!


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Các tin khác