Đang thực hiện

Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp “quen mặt” trong giao tiếp hàng ngày

Thời gian đăng: 28/09/2018 10:19
      
Khi mới học tiếng Nhật, bên cạnh việc học từ vựng, bạn còn phải chú ý đến việc học những ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp bởi chúng chính là phương thức để tạo nên hệ thống các mẫu câu sử dụng hàng ngày trong văn viết và văn nói. Sau đây, sẽ là một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật phổ biến và những phương pháp học chúng hiệu quả. Cùng Nhật Ngữ SOFL học nhé!

 
Ngữ pháp tiếng nhật sơ cấp trong giao tiếp hàng ngày

Những phương pháp học ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp

  • Học ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp qua sách học cho trẻ em

          Đây được coi là cách học giống một đứa trẻ, giống như bạn đang học một cuốn giáo trình tiếng Nhật sơ cấp rất dễ hiểu và được trình bày một cách tỉ mỉ, cẩn thận và dễ hiểu nhất. Học qua những cuốn sách này bạn sẽ được tiếp cận với kiến thức một cách cơ bản nhất. Ví dụ như sách dạy giao tiếp cho trẻ em (chứa những ngữ pháp thông dụng), sách dạy ngữ pháp sơ cấp theo các chủ đề...
  • Quan sát kỹ khi người bản xứ nói

          Khi gặp người bản xứ hãy tận dụng các cơ hội để giao tiếp với họ và lắng nghe cách phát âm, cách sử dụng ngữ pháp của họ. Khi đó, bạn vừa học được ngữ điệu trong cách nói, học được những ngữ pháp sơ cấp mới để làm bài tập tiếng Nhật sơ cấp và phát âm chuẩn hơn. Hãy thử làm theo cách này, đảm bảo vốn ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ tăng lên đáng kể đấy.
  • Viết thật nhiều mỗi ngày

          Luyện viết cũng là một cách rất hiệu quả để bạn vừa học được cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp, vừa cải thiện kỹ năng viết của mình. Sau này học lên những cấp cao hơn, bạn phải viết luận văn, viết đoạn văn về nhiều chủ đề khác nhau nên việc rèn luyện kỹ năng viết và cách sửu dụng ngữ pháp là vô cùng cần thiết. Bạn có thể viết nhật kí hàng ngày, viết email, viết truyện, chat với bạn bè...

Ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản thông dụng

  • ましょうか?~ : Tôi... giúp cho bạn nhé?
  • Dùng khi mình muốn giúp đỡ và làm việc gì giúp ai đó; rủ rê, yêu cầu thuyết phục ai đó làm gì đó cùng với mình.
  • Ví dụ 1: 重いですね。待ちましょうか?
           Nặng quá, để tôi xách giúp bạn nhé?
  • Ví dụ 2: 疲れました、ちょっと休みましょうか?
           Mệt quá, hãy nghỉ ngơi một chút được không?
 
  • がほしい: Muốn
  • Biểu thị mong muốn, sở hữu một vật gì đó hoặc muốn làm quen với người lạ, hỏi về sự mong muốn của người nghe.
  • Ví dụ 1: 犬がほしいですか?
           Bạn muốn có nuôi một con chó không ?
  • Ví dụ 2: コーヒーはいかがですか?
           Bạn có muốn uống cà phê không?
 
  • へ + を~に行来ます – 来ます: Đi đến… đâu để làm gì?
  • Dùng để hỏi về địa điểm, nơi chốn và mục đích đi đến đó.
  • Ví dụ 1: 日本へ文化の勉強に来ました
           Tôi đi đến Nhật Bản để học văn hóa.
  • Ví dụ 2: スーパーへ買い物に行きます
          Tôi đi siêu thị để mua đồ.
  • Ví dụ 3: レストランーヘ晩御飯を食べに行きます
          Tôi đến nhà hàng để dùng bữa tối.
  • Chú ý: trước “に” có thể gắn thêm các danh từ chỉ sự việc được tổ chức như  buổi hòa nhạc, các lễ hội... Dù không nói ra rõ mục đích nhưng người nghe cũng ngầm hiểu được người nói đi để xem lễ hội và đi để nghe nhạc.
  • Ví dụ 4: 明日東京のお祭りに行きます
           Ngày mai, tôi sẽ đi thành phố Tokyo xem lễ hội.
 
  • ないてください: đừng/ không
  • Yêu cầu người khác không/ đừng làm việc gì đó.
  • Ví dụ 1: 私は元気ですから、心配しないでください!
          Tôi vẫn khỏe mà, đừng lo lắng quá!
  • Ví dụ 2: ここで写真を撮らないでください!
          Xin đừng chụp ảnh ở chỗ này!
 
  • なければなりません~: Phải
  • Mẫu câu này không mang ý nghĩa phủ định, biểu thị một đối tượng nào đó phải làm việc gì (không phụ thuộc vào ý muốn của đối tượng đó).
  • Ví dụ 1: 薬を飲まなければなりません
          Tôi phải uống thuốc.
  • Ví dụ 2: 毎日一時間日本語を勉強しなければなりません
          Mỗi ngày tôi sẽ phải học tiếng Nhật trong vòng 1 tiếng.
  • Ví  dụ 3: 先生はベトナム語が分かりません、日本語が話さなければなりません
          Vì thầy giáo không biết tiếng Việt nên tôi phải nói tiếng Nhật.
 
  • から~: Vì
  • Giải thích lý do, nguyên nhân. Là cấu trúc ngắt 2 vế câu, câu 1 là lý do, câu 2 là kết quả, hậu quả, nguyên nhân.
  • Ví dụ: 朝忙しいですから、朝ごはんを食べません
          Vì buổi sáng quá bận nên tôi không kịp ăn sáng.
  • Ví dụ 2: 毎朝、ニュースを見ませんか?
         Anh có xem tin tức buổi sáng không?
     いいえ、時間がありませんから
         Không, vì tôi không có đủ thời gian.
  • もう~ました: Đã làm gì...
  • Dùng để diễn tả một hành động đã hoàn thành xong trong quá khứ.
     Ví dụ 1:もう宿題をしましたか?
          Đã làm bài tập xong chưa vậy?
  • Ví dụ 2: もう晩御飯を食べましたか?
           Đã ăn tối chưa vậy?
          
          Đây chỉ là những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp thông dụng nhất trong rất nhiều mẫu ngữ pháp khác nhau. Bạn hãy chú ý và học thuộc để vận dụng nó khi làm bài tập và khi giao tiếp nhé. Nhật Ngữ SOFL chúc bạn thành công trên con đường đã chọn lựa.









 


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Các tin khác