Đang thực hiện

Cực độc đáo nghệ thuật kịch rối Bunkaru của Nhật Bản

Thời gian đăng: 14/02/2019 09:30
Nếu bạn là người yêu thích văn hóa Nhật Bản thì chắc hẳn đã từng nghe qua về nghệ thuật kịch rối Nhật Bản – Bunraku rồi đúng không nào? Loại hình nghệ thuật này có điều gì độc đáo và thú vị, cùng trung tâm dạy tiếng Nhật SOFL tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
kịch rối bunkaru của Nhật Bản
 

Bunraku là gì?

Bunraku hay còn được gọi là Ningyō jōruri (人形浄瑠璃, Nhân hình tịnh lưu ly), là một thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản lâu đời, do tầng lớp thị dân phát triển trong thời kỳ Edo (1603-1867) và vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Khám phá nghệ thuật kịch rối – Bunraku

Trong một vở kịch rối truyền thống – Bunraku sẽ có sự góp mặt của ba nhân vật đó là:

       - Ningyōtsukai hay Ningyōzukai – Người điều khiển rối
       - Tayū – người lĩnh xướng
       - Shamisen (“Tam vị tuyến”) - diễn viên

Ningyōtsukai – Người điều khiển rối

Mỗi con rối Bunraku thông thường có kích thước bằng một nửa người thật hay tùy thuộc vào đặc điểm của nhân vật trong vở kịch hoặc phong tục của mỗi đoàn kịch khác nhau mà rối lại có các kích thước khác nhau. Để điều khiển được các cử động của rối Bunkaru sao cho uyển chuyển, tự nhiên nhất thì cần đến 3 người điều khiển là một người phụ trách chính và hai người trợ lý. 

Người điều khiển chính - Omozukai, dùng tay phải của mình để điều khiển tay phải con rối đồng thời cũng phụ trách điều khiển các chuyển động của cơ miệng, mí mắt, lông mày. 

Người trợ lý thứ nhất, được gọi là Hidarizukai hay Sashizukai, tùy thuộc vào truyền thống của đoàn kịch, điều khiển tay trái con rối bằng tay phải của mình qua một cây gậy điều khiển được gắn vào chỗ cùi trỏ của con rồi. Người trợ lý thứ hai, gọi là Ashizukai, điều khiển cả hai chân của con rối.

Tất cả các con rối trừ các con rối phụ đều cần ba người điều khiển. Người điều khiển rối chính thường mặc áo dài đen, trong khi hai người phụ trách thậm chí còn đội mũ đen để trở nên vô hình trong mắt khán giả.

Tayū – người lĩnh xướng

Tayu là người kể chuyện, một Tayu phải biết cách sử dụng giọng nói, cách dùng từ để diễn tả, bên cạnh đó họ phải một mình kiêm hết tất cả các nhân vật xuất hiện từ đàn ông, phụ nữ cho đến trẻ nhỏ. Vậy nên Tayu phải là người có giọng khỏe và có âm vực rộng. Ngoài ra, để tránh mất đi sự thu hút của giọng nói, thì những người lĩnh xướng đều không được sử dụng micro mà phải dùng giọng tự nhiên của mình. Trong một vở kịch, người lĩnh xướng sẽ ngồi cạnh người chơi Shamisen trên một bệ nổi.

Shamisen (“Tam vị tuyến”) diễn viên

Đặc trưng truyền thống trong kịch rối Bunkaru chính là tiếng nhạc trầm du dương của đàn Shamisen. Đàn Shamise là loại nhạc cụ truyền thống của người Nhật được chơi kèm trong Bunraku. Trong mỗi vở kịch rối, Shamisen sẽ đồng diễn với phần kể chuyện của Tayu, giúp khán giả cảm nhận được bối cảnh và tâm trạng của nhân vật bằng âm điệu. Để được như vậy thì sự kết hợp với Tayu là rất quan trọng, đồng thời để ngón đàn Shamisen có thể tạo ra âm điệu phù hợp với cảnh thì đòi hỏi người tấu đàn phải hiểu sâu sắc câu chuyện. Người nhạc công chơi Shamisen sẽ là người quyết định tới tốc độ kể chuyện cũng như hành động của con rối nhanh hay chậm. 

Ngày nay, Bunraku chủ yếu được biểu diễn trong những nhà hát hiện đại theo phong cách châu  u. Bunraku vẫn còn tồn tại và phát triển được như ngày nay là nhờ tới sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản cũng như việc thành lập nhà hát quốc gia ở thành phố Tokyo và nhà hát quốc gia Bunraku ở thành phố Osaka.

Bạn có muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về văn hóa đất nước con người Nhật Bản? Vậy thì hãy tới Trung tâm Nhật ngữ SOFL để không chỉ được học về các kiến thức tiếng Nhật vô giá mà còn được nghe những câu chuyện cực thú vị về những bộ môn nghệ thuật độc đáo chỉ có tại Nhật Bản các bạn nhé!


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Các tin khác