Vậy bạn, những người học tiếng Nhật đã biết sử dụng kính ngữ sao cho đúng nhất chưa? Hãy cùng trung tâm Nhật Ngữ SOFL tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đôi lời chia sẻ.
Tiếng Nhật cũng như tiếng Việt, tùy vào ngữ cảnh, tình huống giao tiếp mà cách nói chuyện sẽ khác nhau. Hãy xem câu よろしくお願いします (Xin cám ơn anh/chị / Rất vui được gặp bạn / Rất mong được hợp tác…) để làm ví dụ.Ví dụ với bạn bè: よろしく! hay よろしくね!
Thông thường: よろしくお願いします。/ どうぞよろしくお願いします。\
Lịch sự (với khách hàng): よろしくお願いいたします。
Lịch sự hơn (với khách hàng): どうぞよろしくお願いいたします。
Lịch sự nhất (trang trọng): どうぞよろしくお願い申し上げます。
Các bạn có thể thấy là, trong tiếng Nhật dùng từ càngdài thì càng lịch sự!
Từ ví dụ trên chúng ta cũng có thể thấy tiếng Nhật có nhiều mức độ thể hiện mối quan hệ giữa người nghe với người nói. Có thể chia ra làm 3 mức độ:
Thân thiết, không lịch sự: Dùng thể ngắn. Thể này được dùng với các mối quan hệ:
Người trên nói với người dưới (thầy giáo – học sinh, giám đốc – nhân viên, sempai – kouhai)
Trong gia đình (cha mẹ, con cái, anh chị em nói chuyện với nhau)
Các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp (cùng lớp, cùng công ty.
Thông thường, lịch sự: Dùng thể ~masu, hay còn gọi là丁寧語. Thể này được dùng với các mối quan hệ:
Mới quen, hoặc đã quen rồi nhưng không thân thiết (ít khi nói chuyện cùng), địa vị thường là ngang nhau. Ví dụ như khi hỏi đường, trong các quán ăn, cửa hàng, siêu thị…
Người dưới nói với người trên trong trường hợp khá thân thiết: ví dụ như kouhai – sempai, học sinh – giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ môn…
Lịch sự, tôn kính: Dùng sonkeigo (尊敬語) và kenjōgo (謙譲語), hay còn gọi là kính ngữ. Thể này được dùng với các mối quan hệ:
Nhân viên – khách hàng, giám đốc, đối tác làm ăn.
Khi đi phỏng vấn xin việc.
Khi muốn tỏ thái độ kính trọng đối với người nghe (ví dụ với người già).
Trong những trường hợp trang trọng.
Học sinh – giáo viên, thầy hiệu trưởng.
Ngoài ra, thông qua cách bạn sử dụng kính ngữ, người Nhật còn có thể đánh giá trình độ tiếng Nhật của bạn. Ví dụ khi giới thiệu tên:
私はAです。Mới học tiếng Nhật.
私はAでございます。Đang học Sơ cấp.
私はAと申します。Học đến Trung cấp.
Xem Thêm : Hoc tieng Nhat truc tuyen hiệu quả nhanh chóng
2. Tôn kính ngữ.
Tôn kính ngữ được dùng khi nói về hành động hay trạng thái của người trên mình. Chẳng hạn, khi nói về hành động hay trạng thái của thầy cô giáo, thì phải dùng 尊敬語.Cách sử dụng tôn kính ngữ:
[おVます/ごVN] になります。
Động từ thể liên dụng + “お” đằng trước và “になります” đằng sau.
Hoặc Danh động từ + “ご” đằng trước và “になります” đằng sau.
Ví dụ:
Hỏi 聞く kiku => お聞きになる
Gửi 送る okuru => お送りになる
Gặp 会う au =>お会いになる
Lưu ý: Cách chia này không dùng cho
– Động từ đặc biệt: là các động có trong Bảng chia cố định.
– Các động từ 1 âm tiết như 見る、寝る…
– Trong một số trường hợp đặc biệt ta dùng “お” + Danh động từ thay vì “ご” + Danh động từ. 4 trường hợp hay gặp nhất là 4 động từ食事、洗濯、掃除、電話.
– Vられます。
Động từ chia thể bị động (ukemi 受身)
Cách chia này áp dụng với tất cả các động từ, kể cả các động từ có trong Bảng chia cố định.
Ví dụ: 日本へ帰られましたか。Chị đã về Nhật Bản chưa?
Dùng Bảng chia cố định dành riêng cho các trường hợp đặc biệt.
3. Khiêm nhường ngữ.
Được dùng khi nói về hành động của chính mình hay người thân trong gia đình. Có hai loại謙譲語:Loại I được dùng cho hành động của mình hoặc người thân trong gia đình liên quan trực tiếp đến người mà mình “tôn kính”, chẳng hạn dùng khi đến thăm nhà của cấp trên, hay giúp đỡ cấp trên việc gì đó. Bằng cách hạ thấp hành động của mình, ta thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên.
Loại II được gọi là丁重語 (Đinh trọng ngữ) thường được dùng khi nói về hành động và trạng thái của bản thân trong tư thế khiêm nhường để thể hiện thái độ lịch sự với người nghe. 丁重語 được dùng khi hành động không tác động trực tiếp đến người ‘tôn kính”, người đó thường là cấp trên hoặc người mà bạn rất mực tôn trọng.
Cách sử dụng khiêm nhường ngữ
[おVます/ごVN] します。
Động từ thể liên dụng + “お” đằng trước và “します” đằng sau.
Hoặc Danh động từ + “ご” đằng trước và “します” đằng sau.
Có thể thay “します” bằng “いたします” để tỏ thái độ nhún nhường hơn nữa
Ví dụ: So sánh giữa 2 câu sau:
Thông thường: この問題について案内します。(Tôi sẽ hướng dẫn anh về vấn đề này).
Khiêm tốn: この問題についてご案内します。(Xin phép được hướng dẫn anh về vấn đề này)
Dùng Bảng chia cố định dành riêng cho các trường hợp đặc biệt.
Điều quan trọng khi dùng cách nói khiêm nhường kensongo là thay vì dùng “iru” thì dùng “oru”, thay vì “morau, kureru” thì dùng “itadaku”, “choudai suru”.
Khiêm nhường ngữ tiếng Nhật
4. Một số cách dùng thông dụng.
Nhờ vả:おVますください。(Vui lòng ~)
お + Động từ chia thể liên dụng + ください
Ví dụ 1: 少々お待ちください。
Vui lòng đợi chút. (少々 là cách dùng lịch sựちょっと)
Ví dụ 2: Để nói là “Xin ngài hãy ăn thử”, “Xin bà hãy ăn thử”, “Xin quý khách hãy ăn thử” thì phải là: お召し上がりください。 thay vì: 食べてください。
Vて いただけませんか。(Could you please ~?) (Nhờ theo kiểu hỏi ý kiến một cách lịch sự)
Ví dụ: もう少しゆっくり話していただけませんか。
Vて くださいませんか。(Could you please ~?) (Nhờ theo kiểu hỏi ý kiến một cách lịch sự)
Ví dụ: 道を教えてくださいませんか。(như trên)
Xin phép:
Vさせて いただけます。(Cho phép tôi được ~)
Động từ chia thể “させる”, sau đó chia thể “て” rồi + いただけます。
Ví dụ : 紹介させていただきます。: Cho phép tôi được tự giới thiệu.
Vさせて いただけませんか。(Liệu ngài có thể cho phép tôi ~ chứ?) (Xin phép theo kiểu hỏi ý kiến)
Động từ chia thể “させる”, sau đó chia thể “て” rồi + いただけませんか。
Ví dụ: すみません、実は来週の水曜日にお葬式があるので、休ませていただけませんか。
Xin phép ngài, sự thực là vì thứ ba tuần sau nhà tôi có đám tang, liệu ngài có thể cho phép tôi nghỉ chứ?
Lịch sự hóa danh từ: Sử dụng “o” hay “go” cho danh từ (“go” thường cho từ gốc Hán)
Liên lạc 連絡 renraku → ご連絡
Điện thoại 電話 denwa → お電話
Xem xét 検討 kentou → ご検討
Giải quyết 対応 taiou → ご対応
Báo giá 見積もり mitsumori → お見積もり
Ví dụ:
何かご質問があればご連絡ください。: Nếu các anh còn có câu hỏi gì thì xin hãy liên lạc.
ご検討いただけますか。: Anh có thể xem xét giùm tôi được không?
Chú ý: “o” có thể được viết dạng hiragana お hay kanji 御, “go” cũng tương tự, là ご hay 御. Ở trên 電話 (denwa, điện thoại) sử dụng “o” thay vì lẽ ra là “go” vì đây là từ quen thuộc nên đã được Nhật hóa và không được coi là từ gốc kanji nữa.
Với kính ngữ - Cách nói lịch sự trong tiếng Nhật trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn học viên hiểu hơn về cách ứng sử của con người Nhật Bản.
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/