Đang thực hiện

Học tiếng Nhật cơ bản bài 8 - Phần 2: Ngữ pháp

Thời gian đăng: 11/11/2015 15:45
Với bài 8 học từ vựng tiếng Nhật cơ bản, Nhật Ngữ SOFL rất vui vì đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực. Để đáp lại sự tín nghiệm của các bạn hôm nay chúng tôi xin chia sẽ tiếp bài Học tiếng Nhật cơ bản bài 8 - Phần 2: Ngữ pháp. Mời các bạn cùng học nhé.
Học tiếng Nhật cơ bản bài 8 - Phần 2: Ngữ pháp
 
Học tiếng Nhật cơ bản bài 8 - Phần 2: Ngữ pháp

Với bài này chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với tính từ trong tiếng Nhật, các dùng và các mẫu câu hỏi nhé.
Trong Tiếng Nhật có hai loại tính từ :
* なけいようし [nakeiyoushi]P : tính từ な [ na ]
*  いけいようし [ikeiyoushi] : tính từ い [ i ]

1. Tính từ な[na] 

a. Thể khẳng định ở hiện tại: 
Khi nằm trong câu, từ です [desu] luôn đi liền sau tính từ.
Ví dụ: 
- バオさんはしんせつです [Bảo san wa shinsetsu desu.] : Bảo thì tử tế .
- このへやはきれいです [kono heya wa kirei desu.] : Căn phòng này thì sạch sẽ. 
b. Thể phủ định ở hiện tại: 
khi nằm trong câu thì đứng liền sau tính từ sẽ là cụm từ じゃ ありません [ja arimasen], không có です [desu] 
Ví dụ: 
- B さんはしんせつじゃありません [B san wa shinsetsu ja arimasen] : B thì không tử tế. 
- このへやはきれいじゃありません [kono heya wa kirei ja arimasen] : Căn phòng này thì không sạch sẽ. 
c. Thể khẳng định trong quá khứ 
Khi nằm trong câu thì đứng liền sau tính từ sẽ là cụm từ でした [deshita] 
Ví dụ: 
- B さんはげんきでした [B san wa genki deshita] : B thì đã khỏe. 
- C さんはゆうめいでした [C san wa yuumei deshita] : C thì đã nổi tiếng. 
d. Thể phủ định trong quá khứ :
Khi nằm trong câu thì đứng liền sau tính từ sẽ là cụm từ じゃ ありませんでした [ja arimasen deshita] 
Ví dụ: 
- B さんはげんきじゃありませんでした  [B san wa genki ja arimasen deshita] : B thì đã không khỏe. 
- C さんはゆうめいじゃありませんでした [ C san wa yuumei ja arimasen deshita] : C thì đã không nổi tiếng. 
Chú ý: Khi tính từ な [na] đi trong câu mà đằng sau nó không có gì cả thì chúng ta không viết chữ な [na] vào. 
Ví dụ: 
- B さんはげんきじゃありませんでした [B san wa genki ja arimasen deshita] : B thì đã không khỏe. 
Đúng: vì không có chữ な [na] đằng sau tính từ. 
- Cさんはげんきなじゃありませんでした [C san wa genki na ja arimasen deshita] 
Sai: vì có chữ な[na] đằng sau tính từ. 
hoc tieng nhat
Học tính từ [na] tiếng Nhật

e. Theo sau tính từ là danh từ chung:
Khi theo sau tính từ là danh từ chung thì mới xuất hiện chữ な[na] Và làm nhấn mạnh ý của câu. 
Ví dụ: 
- ホーチミンしはにぎやかなまちです [ Ho Chi Minh shi wa nigiyaka na machi desu] : Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố nhộn nhịp. 
- Hoàng さんはハンサムなひとです [ Hoàng san wa HANSAMU na hito desu]:  Quốc là một người đẹp trai . 

2 Tính từ い[ i ] :

a. Thể khẳng định ở hiện tại: 
Khi nằm trong câu, thì theo sau tính từ là từ です[desu] 
Ví dụ: 
- このとけいはあたらしいです [kono tokei wa atarashii desu] : Cái đồng hồ này thì mới. 
- わたしのせんせいはやさしいです [watashi no sensei wa yasashii desu] : Cô giáo của tôi thì dịu dàng. 
b. Thể phủ định ở hiện tại: 
Khi ở phủ định, tính từ い [ i ] sẽ bỏ い [ i ] đi và thêm vào くない [kunai]、vẫn có です[desu] 
Ví dụ: 
- ベトナムのたべものはたかくないです [BETONAMU no tabemono wa taka kunai desu] : Thức ăn của Việt Nam thì không mắc. 
Ở câu trên, tính từ たかい[takai] đã bỏ い [ i ] thêm くない[kunai] thành たかくない[taka kunai] 
c. Thể khẳng định trong quá khứ 
Ở thể này, tính từ い [ i ] sẽ bỏ い [ i ] đi và thêm vào かった[katta], vẫn có です[desu] 
Ví dụ: 
- きのうわたしはとてもいそがしかったです。 [kinou watashi wa totemo isogashi katta desu] : Ngày hôm qua tôi đã rất bận. 
Ở câu trên, tính từ いそがしい[isogashii] đã bỏ い [ i ] thêm かった [katta] thành いそがしかった [isogashi katta] 
d. Thể phủ định trong quá khứ :
Ở thể này, tính từ い [ i ] sẽ bỏ い [ i ] đi và thêm vào くなかった[kuna katta], vẫn có です[desu] 
Ví dụ: 
- きのうわたしはいそがしくなかったです。 [kinou watashi wa isogashi kuna katta desu] : Ngày hôm qua tôi đã không bận. 
Ở câu trên, tính từ いそがしい[isogashii] đã bỏ い [ i ] thêm くなかった[kuna katta] thành いそがしくなかった[isogashi kuna katta] 
Lưu ý: Đối với tính từ い [ i ] khi nằm trong câu ở thể khẳng định đều viết nguyên dạng. 
Ví dụ: いそがしい[ isogashii] khi nằm trong câu ở thể khẳng định vẫn là いそがしい[isogashii] 
hoc tieng nhat
Học tình từ [i] trong tiếng Nhật

e. Theo sau tính từ là danh từ chung :
Khi đằng sau tính từ là danh từ chung thì vẫn giữ nguyên chữ い [ i ] và có tác dụng nhấn mạnh ý của câu. 
Ví dụ: 
- ふじさんはたかいやまです。 [fujisan wa takai yama desu] : Núi Phú Sĩ là một ngọn núi cao. 
f. Tính từ  [ i ] đặc biệt :
đó chính là tính từ いい [ ii ] nghĩa là tốt. Khi đổi sang phủ định trong hiện tại, khẳng định ở quá khứ, phủ định ở quá khứ thì いい [ ii ] sẽ đổi thành よ [yo ], còn khẳng định ở hiện tại thì vẫn bình thường.
Ví dụ: 
- いいです [ii desu]: khẳng định ở hiện tại 
- よくないです [yo kunai desu]: phủ định trong hiện tại 
- よかったです[yo katta desu]: khẳng định ở quá khứ 
- よくなかったです[yo kuna katta desu]: phủ định ở quá khứ 

3. Cách sử dụng あまり[amari] và とても[totemo]:  

a. あまり[amari]: được dùng để diễn tả trạng thái của tính từ, luôn đi cùng với thể phủ định của tính từ có nghĩa là không...lắm. 
Ví dụ: 
* Tính từ な [na] 
- B さんはあまりハンサムじゃありません。 [B san wa amari HANSAMU ja arimasen] : Anh B thì không được đẹp trai lắm. 
* Tính từ い[i] : 
- にほんのたべものはあまりおいしくないです。 [nihon no tabemono wa amari oishi kunai desu] : Thức ăn của Nhật Bản thì không được ngon lắm. 
b. とても[totemo]: được dùng để diễn tả trạng thái của tính từ, luôn đi cùng với thể khẳng định của tính từ có nghĩa là rất..... 
Ví dụ: 
* Tính từ な[na]:  
- このうたはとてもすてきです。 [kono uta wa totemo suteki desu] : Bài hát này thật tuyệt vời. 
* Tính từ い[i] 
- このじどうしゃはとてもたかいです。[kono jidousha wa totemo takai desu] : Chiếc xe hơi này thì rất mắc.
 
Xem Thêm : Hoc tieng Nhat truc tuyen hiệu quả cho người bận rộn

4. Các mẫu câu :

a. Mẫu câu 1: Dùng để hỏi một vật hay một người nào đó (ít khi dùng) có tính chất như thế nào.
S + は[wa] + どう[dou] + ですか [desu ka] 
Ví dụ: 
- ふじさんはどうですか。 [fujisan wa dou desu ka] : Núi Phú Sĩ thì trông như thế nào vậy? 
- ふじさんはたかいです。 [fujisan wa takai desu: Núi Phú Sĩ thì cao.
b. Mẫu câu 2:  Dùng để hỏi một nơi nào đó, hay một quốc gia nào đó, hay ai đó có tính chất như thế nào (tương tự như mẫu câu trên nhưng nhấn mạnh ý hơn) .
S + は[wa] + どんな[donna] + danh từ chung + ですか[desu ka] 
Ví dụ: 
- B さんはどんなひとですか [B san wa donna hito desu ka] : Anh B là một người như thế nào vậy ? 
- C さんはしんせつなひとです [C san wa shinsetsu na hito desu] : Anh C là một người tử tế. 
- ふじさんはどんなやまですか [Fujisan wa donna yama desu ka] : Núi Phú Sĩ là một ngọn núi như thế nào vậy? 
- ふじさんはたかいやまです [Fujisan wa takai yama desu] : Núi Phú Sĩ là một ngọn núi cao. 
Cần lưu ý là khi trong câu hỏi từ hỏi là どんな[donna] thì khi trả lời bắt buộc bạn phải có danh từ chung đi theo sau tính từ い[i] hoặc な[na] theo như ngữ pháp mục e của hai phần 1 và 2. 
c. Mẫu câu 3: Dùng để hỏi trong một đống đồ vật thì cái nào là của người đó. 
ひと[hito] + の[no] + もの[mono] + は[wa] + どれ[dore] + ですか[desu ka] 
Các mẫu câu trong tiếng Nhật
Các mẫu câu trong tiếng Nhật

Ví dụ: 
- B さんのかばんはどれですか [B san no kaban wa dore desu ka] : Cái cặp nào là của anh B vậy ? 
- .......このきいろいかばんです [......kono kiiroi kaban desu]......cái cặp màu vàng này đây. 
d. Mẫu câu 4: そして[soshite] là từ dùng để nối hai tính từ cùng ý (rẻ với ngon ; đẹp với sạch ; đắt với dở.....) với nhau, có nghĩa là không những... mà còn.... 
S + は[wa] + Adj 1 + です[desu] + そして[soshite] + Adj2 + です[desu] 
Ví dụ: 
- ホーチミンしはにぎやかです、そしてきれいです [HOーCHIMINH shi wa nigiyaka desu, soshite kirei desu] : Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ nhộn nhịp mà còn sạch sẽ nữa. 
- B さんはみにくいです、そしてわるいです [B san wa minikui desu, soshite warui desu] : Anh B không những xấu trai mà còn xấu bụng nữa.] 
e. Mẫu câu 5: Mẫu câu này trái ngược với mẫu câu trên là dùng để nối hai tính từ mà một bên là khen về mặt nào đó, còn bên kia thì chê mật nào đó (rẻ nhưng dở ; đẹp trai nhưng xấu bụng........). 
S + は[wa] + Adj1 + です[desu] + が[ga] + Adj2 + です[desu] 
Ví dụ: 
- Bさんはハンサムですが、わるいです [B san wa HANSAMU desu ga, warui desu] : Anh B tuy đẹp trai nhưng mà xấu bụng. 
- ベトナムのたべものはたかいですが、おいしいです [betonamu no tabemono wa takai desu ga, oishii desu] :Thức ăn của Việt Nam tuy mắc nhưng mà ngon.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết học tiếng Nhật cơ bản bài 8 - Phần 2: Ngữ pháp của Nhật ngữ SOFL. Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Các tin khác