Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N2
Có thể nói N2 là trình độ tiếng Nhật cao, học tới tiếng Nhật N2 nghĩa là bạn đã gần đạt tới trình độ cao nhất trong chương trình học tiếng Nhật rồi đó. Ở trình độ N2 này, không chỉ riêng về từ vựng, chữ Kanji, nghe hiểu đọc hiểu đều trở nên khó hơn mà ngữ pháp tiếng Nhật cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ví dụ cùng mang một ý nghĩa mà các rất nhiều các cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Chính vì thế để người học có thể phân biệt một cách rõ nét về cách sử dụng của các cấu trúc ngữ pháp mang ý nghĩa “Mặc dù” trong từng hoàn cảnh như thế nào hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
>>> Luyện thi tiếng Nhật N2
1. ~のに
Ý nghĩa: diễn tả sự ngạc nhiên và bất mãn của người nói : "Mặc dù có việc A, vậy mà việc B lại kì quặc ,ngoài dự đoán so với suy nghĩ của người nói."
Ví dụ:
6 時に待ち合わせしたのに、だれも来ない。
Đã hẹn gặp lúc 6h rồi vậy mà chẳng thấy ai đến cả.
2. ~というのに
Ý nghĩa: bằng「のに」,A ấy thế mà lại B
Tuy nhiên, mẫu này diễn tả cảm xúc bất mãn và ngạc nhiên ngoài ý muốn mạnh hơn 「のに」.
Ví dụ:
時間がないというのに、母はのんびり朝ごはんを食べている。
Mặc dù không có thời gian ,vậy mà mẹ tôi vẫn thong thả ngồi ăn sáng .
3. ~にもかかわらず
Ý nghĩa: bằng「~のに」là Mặc dù A nhưng B
Tuy nhiên, đây là cách diễn đạt hơi cứng, và thường được sử dụng trong văn viết.
Ví dụ
雨(あめ)にもかかわらず、祭(まつ)りには多(おお)くの人(ひと)が集(あつ)まった。
Dù trời mưa nhưng vẫn có rất nhiều người tham gia lễ hội.
4. ~ながら(も)
Ý nghĩa : bằng「~のに」là "mặc dù.."
Tuy nhiên, trong mẫu này, vế đầu và vế sau của câu phải có cùng chủ ngữ . Và ở vế đầu , người ta thường sử dụng các từ diễn tả trạng thái như : 「ある」「いる」「~ている」.
Ví dụ
彼は学生であるながら、友人と会社を起こし、社長になった。
Anh ấy tuy còn là học sinh nhưng đã cùng với bạn bè mở công ty và trở thành giám đốc.
5. ~つつ(も)
Ý nghĩa: mặc dù đang …
Cách sử dụng mẫu này tương tự với mẫu「ながら」nhưng mẫu câu này diễn đạt trang trọng hơn, thường dùng trong văn viết .
Ví dụ
悪いとは知りつつ、机の上に出ていた妹の日記を読んでしまった。
Vẫn biết là không tốt, nhưng tôi đã trót đọc cuốn nhật kí em gái tôi để trên bàn.
Với những kiến thức về các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N2 có ý nghĩa “Mặc dù” chắc hẳn đã giúp các bạn có thể phân biệt một cách rõ nét về từng trường hợp sử dụng của các cấu trúc này rồi đúng không nào. Hy vọng bài viết này sẽ phần nào tổng hợp giúp bạn thêm kiến thức để bạn thêm tự tin vượt qua trình độ tiếng Nhật N2 nhé. Vượt qua N2 rồi các bạn hãy tiếp tục cố gắng để đạt tới trình độ tiếng Nhật cao nhất, hoàn toàn chinh phục chặng đường tiếng Nhật đầy gian nan và thử thách này nhé!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/