Đang thực hiện

2 bảng chữ cái thông dụng trong tiếng Nhật

Thời gian đăng: 20/10/2015 16:25
Ngày xưa còn nhỏ xíu khi bắt đầu học tiếng Việt việc đầu tiên là bảng chữ cái, với tiếng Nhật cũng thế.Tiếng Nhật có 2 bảng chữ cái là bài mà Nhật Ngữ SOFL sẽ giới thiệu với các bạn bắt đầu học tiếng Nhật.
 
hoc tieng nhat
2 bảng chữ cái thông dụng trong tiếng Nhật

1.Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakata ( カタカナ)

Nhìn qua lịch sử hình thành Katakana một chút:  Phát triển vào thời kỳ Heian từ các thành phần của các ký tự man'yōgana (万葉仮名, "vạn diệp giả danh") - một dạng tốc ký - là những chữ Trung Quốc được dùng để biểu diễn cách phát âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ 5. Ví dụ, chữ ka カ được hình thành từ phần bên trái của chữ ka 加 (gia - gia tăng).
Khác với kanji có thể được phát âm theo nhiều cách tùy theo ngữ cảnh (dạng chữ “tượng hình, biểu ý”), cách phát âm của các ký tự katakana (và hiragana) hoàn toàn theo quy tắc (dạng chữ “tượng thanh, biểu âm”).
Katakana cũng được sử dụng để viết các từ tượng thanh, những từ để biểu diễn một âm thanh. Ví dụ như tiếng chuông cửa “đinh – đong”, sẽ được viết bằng chữ katakana là “ピンポン” (pinpon).
bang chu cai tieng nhat
Bảng chữ cái Katakana tiếng Nhật

 
Katakana cũng nhiều khi (những không phải là tất cả) được sử dụng để viết tên các công ty ở Nhật. Ví dụ như Sony được viết là “ソニ”, hay Toyota là “トヨタ”. Katakana ngoài ra còn được dùng để nhấn mạnh, đặc biệt đối với các ký hiệu, quảng cáo, panô ápphích. Ví dụ, chúng ta có thể sẽ nhìn thấy chữ “ココ” – koko – (“ở đây”), ゴミ gomi (“rác”) hay メガネ megane (“kính đeo mắt”). Những từ muốn nhấn mạnh trong câu đôi khi cũng được viết bằng katakana, giống như kiểu chữ nghiêng italic.
Những từ kanji khó đọc được viết thành katakana rất phổ biến. Những trường hợp này thường thấy trong các thuật ngữ y học. Ví dụ, trong từ 皮膚科 hifuka (khoa da liễu), từ kanji thứ 2, 膚, được cho là một từ khó đọc, do đó từ hifuka rất hay được viết thành 皮フ科 hay ヒフ科, dùng cả kanji và katakana. Tương tự, từ 癌 gan (ung thư) thường được viết bằng katakana hoặc hiragana.

2. Bảng chữ cái Hiragana (ひらがな)

bang chu cai tieng nhat
Bảng chữ cái Hiragana tiếng Nhật
               
Hiragana trong tiếng Nhật chủ yếu được sử dụng trong những tình huống sau:
Tiếp vị ngữ của động từ, hình dung từ, hình dung động từ, như tabemashita (食べました, “đã ăn”) hay thường là các bộ phận của trợ từ, trợ động từ như kara (から, “từ” (từ đâu đến đâu)) hay tiếp vị ngữ ~san (さん, “Ông, bà, cô…”).
Đối với các từ mô tả sự vật đã được người Nhật gọi tên từ lâu, không có chữ Hán tương ứng. Ví dụ: meshi (めし, “thức ăn”), yadoya (やどや, “nhà trọ”).
Trong những trường hợp nói chung là sử dụng kana chứ không dùng Kanji, cũng không dùng Katakana.

Xem Thêm : Hoc tieng Nhat online hiệu quả bất ngờ

Những phụ âm kép như にゃ, にゅ và にょ không nên nhầm lẫn với chuỗi んや, んゆ và んよ. Việc kết hợp に với các chữ nhỏ hình thành nên một mora, trong khi chuỗi chữ ん đi kèm với các chữ hàng や lớn tạo thành hai mora. Ví dụ như かにゅう ka-nyu-u, (加入 gia nhập) và かんゆう ka-n-yu-u (勧誘 khuyến dụ), nghe khác nhau rõ ràng, mặc dù kiểu chữ viết Latinh có thể viết giống nhau là kanyu. Trong hệ thống Hepburn, ta có thể phân biệt với dấu phẩy: kanyū và kan'yū.

Học 2 bảng chữ cái thông dụng trong tiếng Nhật là điều căn bản đầu tiên khi học bất kỳ ngôn ngữ nào. Thế nên ngay từ bây giờ hãy tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chinh phục tiếng Nhật vô cùng gian nan và vất vả nhé.


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Các tin khác